“Có nên cho bé ăn yến sào, uống nước yến hay không?” luôn là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Dẫu biết rằng tổ yến là một món ăn rất tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người mẹ vẫn không mấy an tâm khi cho trẻ ăn yến sào quá sớm. Thêm vào đó, có nhiều thông tin trái chiều nhau chung quanh vấn đề “có nên cho trẻ ăn yến?”. Có người nói không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn tổ yến, có người lại nói chỉ nên cho trẻ ăn yến sào khi bé đã trên 1 tuổi, có người lại khuyên trẻ trên 6 tháng tuổi nên bắt đầu cho ăn tổ yến. Vậy thực hư thế nào?
Với những bậc cha mẹ, nắm rõ những loại thực phẩm thiết yếu có lợi cho bé của bạn ở từng giai đoạn tăng trưởng và phát triển là vô cùng cần thiết. Đây là bước cơ bản nhất để bắt đầu cho bé một chế độ ăn uống lành mạnh.
Việc lựa chọn thực phẩm nào cho đa dạng và đảm bảo bổ sung trí tuệ và thể lực cho trẻ là vấn đề mà các bố mẹ đều đặt ra. Nhiều bậc cha mẹ đã chọn cho con mình sản phẩm Yến sào như một loại thực phẩm nhằm bổ sung dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng quý giá khác.
Vậy tác dụng của yến sào đối với trẻ em như thế nào? Trong yến sào có những thành phần nào, và khi trẻ sử dụng thì mang lại những lợi ích gì? Đó là những thắc mắc mà nhiều bậc phụ huynh gặp phải khi quyết định sử dụng sản phẩm yến sào cho con của mình.
Công dụng của yến sào đối với trẻ em
✢ Cung cấp đầy đủ 9 loại acid amin mà cơ thể trẻ không tự tổng hợp được
Trong cơ thể con người có 20 loại acid amin, trong đó có 9 loại acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Và 9 loại acid amin này được bổ sung vào cơ thể thông qua thực phẩm thường ngày. Tuy nhiên, mỗi nhóm thực phẩm thông thường chỉ giúp cơ thể bổ sung từ 3 - 4 loại acid khác nhau, trong khi việc bổ sung 9 loại acid amin thiết yếu vào cơ thể thì cần sự đều đặn và đủ liều lượng.
Đối với cơ thể trẻ em, nhu cầu về aicd amin bổ sung vào cơ thể đạt 150% so với người trưởng thành.
Trẻ em từ dưới 6 tháng tuổi, các acid amin được bổ sung đầy đủ bằng sữa mẹ, chính vì vậy lúc này người mẹ cần chú trọng bồi bổ cơ thể để có đủ dưỡng chất cung cấp cho con. Từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, trẻ bắt đầu được cho ăn dặm cùng với việc tiếp tục bú sữa mẹ, vì sữa mẹ vào giai đoạn này không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé. Trẻ em từ 12 tháng tuổi, lúc này nhu cầu dưỡng chất trẻ hấp thụ ngày càng tăng cao, nếu không bổ sung đầy đủ dưỡng chất dễ dẫn đến việc trẻ bị còi xương.
Ngoài các thực phẩm thông thường, tác dụng của yến sào đối với trẻ em trên 12 tháng tuổi sẽ cung cấp cho trẻ các loại acid amin sau:
✓ Acid amin Lysine - chiếm 1,77% trong yến sào:
Nhiệm vụ quan trọng nhất của loại acid amin này là tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp cho xương chắc khỏe, hỗ trợ việc phát triển chiều cao cho trẻ. Ngoài ra, lysine còn có tác dụng giúp cơ thể tạo ra chất kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
✓ Acid amin Phenylalanine - chiếm 4,5% trong yến sào
Phenylalanine là một acid amin có chức năng bồi bổ não, tăng cường trí nhớ, và tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của não bộ của trẻ. Ngoài ra, nó có thể làm tăng lượng chất dẫn truyền xung động thần kinh, và tăng tỷ lệ hấp thụ tia UV từ ánh sáng mặt trời, giúp tạo ra lượng vitamin D cần thiết cho trẻ.
✓ Acid amin Threonine - chiếm 4,74% trong yến sào
Chức năng của threonine là hỗ trợ hoạt động gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể trẻ hấp thụ mạnh các dưỡng chất cung cấp từ các thực phẩm khác.
✓ Acid amin Trytophan - chiếm 2,26% trong yến sào
Trytophan có chức năng chuyên hóa thành vitamin B3 và cung cấp tiền chất của biệt chất serotonin, có khả năng điều hòa tâm giấc ngủ và tâm trạng của bé, mang lại sự ngon miệng kích thích trẻ ăn và hấp thụ dưỡng chất.
✓ Acid amin Valine - chiếm 4,12% trong yến sào
Loại acid amin này chữa lành tế bào cơ và hình thành tế bào mới, đồng thời giúp cân bằng nitơ cần thiết. Đối với trẻ có trải qua các giai đoạn phẫu thuật, tiểu phẫu thì việc bổ sung acid amin valine từ yến sào là rất cần thiết.
✓ Acid amin Histidine - chiếm 2,09% trong yến sào
Histidine giúp cơ thể phát triển và liên kết mô cơ bắp với nhau. Nó còn có tác dụng hình thành màng chắn myelin, một chất bảo vệ bao quanh dây thần kinh và giúp tạo ra dịch vị, kích thích tiêu hóa. Đối với trẻ biếng ăn, nên cho trẻ sử dụng yến sào mỗi ngày để tạo dịch vị, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm được tốt nhất.
✢ Bổ sung các nguyên tố vi lượng:
Bên cạnh các acid amin, trong thành phần của yến sào còn chứa các nguyên tố vi lượng, đa vi lượng rất phong phú. Có đến 31 nguyên tố rất giàu Canxi và sắt là các khoáng chất rất thiết thực cho sự phát triển cơ thể trẻ.
Với việc phân tích những tác động mà các thành phần dưỡng chất có trong yến sào mang lại cho trẻ chỉ ra rằng:
✓ Yến sào đặc biệt rất tốt cho trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc hoặc bị các bệnh về phổi, viêm phế quản.
✓ Sử dụng yến sào thường xuyên sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa của bé, giúp cơ thể bé phát triển mạnh khỏe và khả năng miễn dịch, sức đề kháng cũng được cải thiện đáng kể.
✓ Đối với trẻ em ở độ tuổi đi học, nhất là trong mùa thi cử, kiểm tra thì các nguyên tố vi lượng có trong yến sào như Sắt, Mn, Zn, Cu, Br sẽ giúp cho hệ thần kinh của bé ổn định, tăng cường trí nhớ, và chống tình trạng mệt mỏi do học hành căng thẳng.
Cách sử dụng yến sào phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của trẻ
☞ Trẻ dưới 12 tháng tuổi:
Trong độ tuổi này sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất mang lại cho trẻ khả năng đề kháng và ngăn ngừa bệnh tật, cho nên trẻ không cần sử dụng yến sào.
Ngoại trừ trường hợp mẹ thiếu sữa, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng thì mới sử dụng đến yến sào với lượng nhỏ, có thể chưng lấy nước hoặc chưng rồi xay với sữa cho trẻ dùng thử.
Để mang lại tác dụng của yến sào tốt nhất cho trẻ khi sử dụng yến sào trong giai đoạn này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ dinh dưỡng thông tin về cách sử dụng, liều lượng dùng phù hợp với thể trạng của bé
☞ Trẻ từ 1 – 3 tuổi:
Em bé ở trong độ tuổi này có thể dùng yến sào nhưng nên thử từ từ và đều đặn cách nhau 1 ngày, mỗi lần sử dụng từ 2-3 gram, trong một tháng sử dụng khoảng 30 - 50 gram. Trong giai đoạn này yến sào xay chung với sữa và cho bé uống hoặc làm các món ăn bổ dưỡng mà trẻ dễ ăn, giễ tiêu hóa như cháo yến, súp yến...
Việc bé dùng yến sào đều đặn, giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh về hô hấp, tạo giấc ngủ sâu.
☞ Trẻ em từ 3 đến 10 tuổi:
Trong giai đoạn hay mắc các bệnh thông thường như ho, cảm lạnh, bệnh cúm, sổ mũi … việc dùng yến sào sẽ giúp bé có sức đề kháng cao với bệnh tật. Bé trong giai đoạn này nên dùng đều đặn cách nhau 1 ngày, với liều lượng từ 3 – 4 gram, trong một tháng sử dụng từ 50- 60 gram.
Trong giai đoạn này yến sào xay chung với sữa và cho bé uống hoặc làm các món ăn bổ dưỡng mà trẻ dễ ăn, giễ tiêu hóa như cháo yến, súp yến...
★★★
Lưu ý khi chế biến yến sào cho trẻ: Để phát huy tác dụng của yến sào đối với trẻ em, khi chế biến cần lưu ý các điều sau:
☞ Thời gian chưng: Đối với trẻ nhỏ khi sử dụng yến sào thời gian chưng cần nhiều hơn so với người lớn từ 10 – 20 phút, nhằm làm sợi yến mềm để trẻ dễ hấp thu dưỡng chất.
☞ Cách dùng: Yến sào sau khi chưng nên để riêng, khi dùng chung với các loại thực phẩm khác, cần làm chín sẵn thực phẩm sau đó trộn đều để tạo món ăn bổ dưỡng cho trẻ. Tránh việc chưng chung tổ yến cùng với các loại thực phẩm khác.
☞
Liều lượng dùng: Nên cho trẻ sử dụng lâu dài với liều lượng mỗi lần tùy theo độ tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về sức khỏe.
☞ Thời gian sử dụng: Sử dụng thường xuyên vào buổi tối khoảng giữa giờ ăn tối và giờ đi ngủ, đây là khoảng thời gian vàng cho việc sử dụng Yến sào. Khi kết hợp với các món ăn khác nên cho trẻ ăn đúng bữa ăn.
“Có nên cho bé ăn yến sào, uống nước yến hay không?” luôn là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Dẫu biết rằng tổ yến là một món ăn rất tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người mẹ vẫn không mấy an tâm khi cho trẻ ăn yến sào quá sớm.
Thêm vào đó, có nhiều thông tin trái chiều nhau chung quanh vấn đề “có nên cho trẻ ăn yến?”. Có người nói không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn tổ yến, có người lại nói chỉ nên cho trẻ ăn yến sào khi bé đã trên 1 tuổi, có người lại khuyên trẻ trên 6 tháng tuổi nên bắt đầu cho ăn tổ yến. Vậy thực hư thế nào?
Có nên cho trẻ ăn yến sào hay không?
Dùng yến sào thường xuyên và đúng liều lượng thì khả năng miễn dịch, sức đề kháng của bé cũng được cải thiện. Từ tuổi bắt đầu ăn dặm (tháng thứ 7 trở đi) là mẹ đã có thể cho bé ăn tổ yến. Tuy nhiên trong giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa được phát triển toàn diện nên mẹ cho dùng từ từ với hàm lượng rất nhỏ.
Nếu được dùng yến sào thường xuyên và đúng liều lượng tầm 2 đến 3 lần 1 tuần với đúng liều lượng thì khả năng miễn dịch, sức đề kháng của trẻ cũng được cải thiện. Trẻ em ở độ tuổi đi học cũng nên dùng yến, nhất là trong những mùa kiểm tra thi cử, vì các nguyên tố vi lượng có trong yến sào như Mn, Cu, Zn, Br rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ.
Tổ yến không chỉ là nguồn cung cấp đạm cao, ít béo mà còn rất tốt cho sự phát triển xương và tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ do có chứa rất nhiều sắt. Ngoài ra, tổ yến còn chứa đường galactose mà không có chất béo nên cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt.
Đối với trẻ em có thể chia theo từng độ tuổi, liều lượng tăng dần theo độ tuổi
– Trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh chưa nên sử dụng yến sào. Ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và chưa hấp thụ được hết các thành phần dinh dưỡng từ tổ yến.
– Đối với bé từ 6 tháng đến 3 tuổi: Bé dưới 1 năm tuổi thì dùng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và tốt nhất cho bé. Tuy nhiên nếu con bị gầy ốm, hay chậm phát triển thì từ 7 tháng tuổi yến sào cho con sẽ là lựa chọn đúng đắn để bổ sung protein, axit amin cùng nhiều vi lượng quý mà cơ thể bé không hấp thu đủ từ nguồn sữa hay đồ ăn dặm.
Ở giai đoạn này trẻ em có thể dùng tổ yến và cho bé thử từ từ. Việc bé dùng yến đều đặn, giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, tăng khả năng hấp thu thức ăn, cải thiện chức năng phổi, tạo giấc ngủ ngon… Liều lượng thông thường là 1 ngày một lần khoảng 1 đến 2 gam hoặc cách ngày 1 lần với liều lượng trên tùy thuộc vào sức khỏe và sức ăn của trẻ.
– Đối với bé từ 3 đến 10 tuổi: Ở độ tuổi này trẻ trở nên năng động vì vậy cơ thể cần nạp thêm năng lượng. Tổ yến tăng hệ miễn dịch, ngăn ngừa được bệnh, làm giảm đi sự mệt mỏi, điều này rất cần thiết với trẻ em.
Tổ yến có hàm lượng lớn Trytophan tăng cường trí nhớ giúp trẻ em vượt qua các cuộc thi. Nếu sử dụng tổ yến trong thời gian dài thì trẻ em sẻ phát triển một cách nhanh chóng và khỏe mạnh. Đặc biệt, trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc, hay bị các bệnh về phổi, viêm phế quản là những trường hợp cần thiết nên bổ sung yến đều đặn
– Từ 10 tuổi trở lên: Trẻ từ 10 tuổi trở lên sẽ ăn yến với liều lượng như người lớn. Liều lượng thông thường là 1 ngày một lần hoặc cách ngày 1 lần, mỗi lần khoảng 5 gam. Trẻ em ở độ tuổi này nên dùng yến, nhất là trong những mùa kiểm tra thi cử, vì các nguyên tố vi lượng có trong yến sào như Mn, Cu, Zn, Br rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ.
Dùng yến thế nào cho hiệu quả?
Với tổ yến thô, sau khi làm sạch, có thể chưng đường phèn, hầm với thịt gà hoặc nấu thành dạng soup cho trẻ ăn rất bổ. Tuy nhiên, quá trình chế biến yến thô mất rất nhiều thời gian, khó làm sạch hoàn toàn lông chim, bụi bẩn. Chưa kể lượng dinh dưỡng trong 01 tổ yến rất lớn, trẻ không thể hấp thụ hết 01 lần, trong khi bảo quản yến cũng khó, nếu không đúng cách còn có thể làm mất đi dưỡng chất của yến.
Để đảm bảo lượng dinh dưỡng của yến được hấp thu hiệu quả, nên bổ sung yến cho bé từ từ một cách lâu dài với liều lượng thích hợp khoảng 70 ml/ngày là đủ. Cách này vừa đảm bảo cơ thể trẻ nhận đủ dưỡng chất từ yến, vừa hợp lý về kinh tế.
Yến tốt nhất nên ăn khi bụng đói, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thụ tốt nhất.
Bên cạnh bổ sung yến sào, cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, có đầy đủ các thành phần cần thiết khác trong khẩu phần hàng ngày như cháo, súp, các loại tôm, cá, thịt, trứng, sữa và rau quả tươi…, thay đổi món ăn thường xuyên để trẻ ăn ngon miệng hơn, và nên có chế độ vận động cơ thể cho bé hàng ngày. Trẻ sơ sinh không nên dùng yến, khi trẻ mới bắt đầu ăn nên cho ăn thử 1 lượng nhỏ trước để thăm dò.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng yến sào cho trẻ
Không nên cho trẻ ăn yến ngay trước hoặc sau bữa ăn, nếu thường xuyên như vậy sẽ dễ làm trẻ biếng ăn, gây tác dụng ngược, làm trẻ suy dinh dưỡng.
Nên cho trẻ ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ, vì khi ngủ được khoảng 1 giờ thì cơ thể trẻ tiết ra nồng độ chất nội tiết tố cao, giúp cơ thể tận dụng thức ăn được đưa vào trong cơ thể một cách tốt nhất để phát triển.
Nên ăn yến đều đặn theo lịch thường xuyên thì sẽ mang lại tác dụng tốt nhất, thay vì ăn thỉnh thoảng (không đều) với một lượng yến lớn.
Trên đây là hướng dẫn dùng yến sào đúng cách cho trẻ ở các giai đoạn, độ tuổi phát triển, các mẹ hãy ghi nhớ trong sổ tay để sử dụng cho con có sức khỏe, thể hình và trí tuệ tốt nhất nhé.