Cho bé ăn yến thì có thể giúp bé bớt táo bón hay không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong yến có một số chất chức năng có thể làm tăng chuyển hóa và tăng hấp thụ dinh dưỡng, tuy nhiên chưa có tài liệu nào đề cập là dùng yến có thể giúp bé tránh táo bón. Khi bé bị táo bón, nên tham vấn thêm bác sĩ dinh dưỡng để có giải pháp và loại sữa phù hợp dành cho bé.Ăn tổ yến có bổ phế không?
Yến cũng giúp tăng sức đề kháng nên trường hợp bé bị nhiễm lạnh, nên cho dùng yến bổ sung để duy trì sức đề kháng và bổ phổi.
Có nên cho bé ăn yến trước bữa ăn để kích thích bé ăn nhiều hơn hay không?
Bé đang có nguy cơ bị béo phì có dùng yến để tăng sức đề kháng được không?
Tuy nhiên, do yến cũng có thành phần giúp kích thích tiêu hoá nên trẻ sẽ dễ thèm ăn các loại thức ăn khác; do vậy nên chú ý các thức ăn nhiều chất béo khác. Lượng dùng với bé tuỳ theo độ tuổi của bé.
Dùng kết hợp yến với uống sữa thì có bị dư thừa dinh dưỡng không?
Đối với em bé có những tác dụng gì? Và cách dùng như thế nào?
Tổ yến có nhiều tác dụng tốt cho trẻ em như: tăng cường sức đề kháng và hoạt động của hệ thống miễn dịch; cải thiện chức năng phổi từ đó giúp giảm các bệnh cảm cúm và đường hô hấp; bổ não, tăng cường trí nhớ; tạo vitamin D làm tăng khả năng hấp thụ canxi, phát triển xương.Chế biến cho trẻ ăn thì nên chưng cách thuỷ với đường phèn, hoặc có thể pha với cháo hay nấu chè nếu bé đã biết nhai. Có thể cho trẻ ăn tối đa 1/4 tai/lần, 1-2 lần/tuần tuỳ độ tuổi và thể trạng của bé (khi bé ốm, mệt có thể ăn thường xuyên hơn).
Yến có giúp làm tăng cảm giác thèm ăn không?
Dùng tổ yến thì có giúp khắc phục tình trạng mất ngủ hay không?
Cách nhận biết trẻ dị ứng với yến ?
1. Tại sao cần bổ sung yến sào vào thực đơn ăn uống của trẻ?
Yến sào không chỉ là nguồn cung cấp đạm cao, ít béo mà còn rất tốt cho sự phát triển xương và giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ nhờ bản thân tổ yến chứa rất nhiều sắt. Ngoài ra, tổ yến còn chứa đường galactose mà không có chất béo nên cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt.
Sử dụng yến sào cho bé tốt nhất là ở độ tuổi ăn dặm. Từ 7 tháng tuổi trở lên là hợp lý. Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc, hay bị các bệnh về phổi, viêm phế quản, sử dụng yến sào đều đặn là giải pháp dinh dưỡng khoa học. Nếu được dùng yến sào thường xuyên và đúng liều lượng (khoảng 70ml/ngày), khả năng miễn dịch, sức đề kháng của trẻ cũng được cải thiện.
Trẻ em ở độ tuổi đi học cũng nên dùng yến, nhất là trong những mùa kiểm tra, thi cử, vì các nguyên tố vi lượng có trong yến sào như Mn, Cu, Zn, Br rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ.
2. Một số lưu ý khi chế biến yến sào cho bé
- Với tổ yến thô, sau khi làm sạch, có thể chế biến thành món yến chưng đường phèn, yến hầm với thịt gà hoặc nấu soup cho trẻ ăn rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, quá trình chế biến yến thô mất rất nhiều thời gian, khó làm sạch hoàn toàn lông chim, bụi bẩn.
Chưa kể lượng dinh dưỡng trong tổ yến rất lớn, trẻ không thể hấp thụ hết một lần, trong khi bảo quản yến cũng khó, nếu không đúng cách còn có thể làm mất đi dưỡng chất của yến.
- Nếu bạn có quỹ thời gian hạn hẹp, có thể sử dụng yến tinh chế để chế biến yến sào cho bé.
- Lưu ý, để đảm bảo lượng dinh dưỡng của yến được hấp thu hiệu quả, nên bổ sung yến cho bé từ từ, một cách lâu dài với liều lượng thích hợp khoảng 70ml/ngày là đủ. Cách này vừa đảm bảo cơ thể trẻ nhận đủ dưỡng chất từ yến, vừa hợp lý về kinh tế.
- Thị trường có nhiều sản phẩm yến sào chưng sẵn với thành phần tinh chất yến phù hợp, tiện dụng cho bé ăn hàng ngày. Các bậc phụ huynh nên chú ý chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và uy tín, quá trình sản xuất đạt chuẩn GMP, HACCP, ISO, không dùng chất bảo quản.
- Nên cho trẻ nhỏ dùng yến sào khi bụng đói, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thụ tốt nhất.
- Đối với trẻ nhỏ mới tập ăn yến lần đầu, chỉ nên thử 1 lượng nhỏ trước khi đưa yến sào vào thực đơn hằng ngày.
Bên cạnh bổ sung yến sào, cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, có đầy đủ các thành phần cần thiết khác trong khẩu phần hàng ngày như cháo, soup, các loại tôm, cá, thịt, trứng, sữa và rau quả tươi..., thay đổi món ăn thường xuyên để trẻ ăn ngon miệng hơn, và nên có chế độ vận động cơ thể cho bé hàng ngày. Ngoài ra, trẻ sơ sinh không nên dùng yến. Đối với trẻ mới bắt đầu ăn nên cho ăn thử một lượng nhỏ trước để thăm dò.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét